1 00:00:04,000 --> 00:00:08,300 Đâu là nơi thích hợp nhất để truy tìm sự sống bên ngoài Hệ Mặt Trời? 2 00:00:09,500 --> 00:00:13,760 Các nhà thiên văn học sử dụng kính thiên văn của ESO tại Chile 3 00:00:14,000 --> 00:00:20,000 đã phát hiện ba hành tinh quay quanh một sao lùn mờ, cách Trái Đất 40 năm ánh sáng. 4 00:00:20,781 --> 00:00:27,004 Ba hành tinh này có cùng kích thước và nhiệt độ tương tự với Sao Kim và Trái Đất. 5 00:00:27,045 --> 00:00:34,100 Cho tới nay đây có thể là mục tiêu lý tưởng nhất, trong việc truy tìm sự sống trong Vũ Trụ. 6 00:00:38,000 --> 00:00:40,717 Đây là chương trình ESOcast! 7 00:00:41,000 --> 00:00:45,080 Với nền khoa học hiện đại và những chuyện hậu trường tại ESO, 8 00:00:45,080 --> 00:00:48,140 Đài thiên văn phía Nam của châu Âu. 9 00:01:01,100 --> 00:01:04,780 Kính thiên văn mới cùng nhiều thiết bị phức tạp 10 00:01:05,000 --> 00:01:08,060 đã cho phép các nhà thiên văn học khám phá và nghiên cứu 11 00:01:08,060 --> 00:01:11,000 số lượng lớn các hành tinh quay quanh ngôi sao khác -- 12 00:01:11,200 --> 00:01:13,880 được biết đến là ngoại hành tinh. 13 00:01:14,000 --> 00:01:19,620 Hiện tại các nhà khoa học đang tìm kiếm hành tinh có thể phát hiện sự sống trong một tương lai gần -- 14 00:01:19,820 --> 00:01:21,440 nếu có tồn tại. 15 00:01:22,500 --> 00:01:26,180 Họ hy vọng tìm thấy nhiều dấu hiệu đặc trưng 16 00:01:26,180 --> 00:01:31,980 của các phân tử cho thấy sự hiện diện của sự sống trong bầu khí quyển của những hành tinh này. 17 00:01:35,520 --> 00:01:38,455 Nhưng lại có đến hàng tỷ ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, 18 00:01:38,455 --> 00:01:42,563 vậy làm cách nào để tìm được kiểu hành tinh đó? 19 00:01:43,100 --> 00:01:50,124 Một loại sao có màu đỏ, nhỏ và mờ có tên là sao lùn siêu mát, là một nơi thích hợp để tìm kiếm. 20 00:01:50,240 --> 00:01:55,700 Ta chỉ có thể phát hiện sự sống trên ngoại hành tinh có kích thước bằng Trái Đất quay quanh loại sao này 21 00:01:55,700 --> 00:01:57,820 bằng cách sử dụng công nghệ hiện có. 22 00:01:58,240 --> 00:02:02,540 Ánh sáng từ ngôi sao sáng hơn như Mặt Trời 23 00:02:02,550 --> 00:02:08,143 sẽ ảnh hưởng đến nhiều đo đạc quan trọng trong bầu khí quyển của các hành tinh ứng cử viên. 24 00:02:10,300 --> 00:02:16,027 Một đội gồm nhiều nhà thiên văn học quốc tế đã sử dụng kính thiên văn TRAPPIST của Bỉ 25 00:02:16,027 --> 00:02:21,715 để giám sát ánh sáng của một ngôi sao lùn siêu mát trong chòm sao Aquarius (Bảo Bình), 26 00:02:21,715 --> 00:02:24,897 có tên là TRAPPIST-1. 27 00:02:25,760 --> 00:02:28,660 Họ đã phát hiện ánh sáng mờ dần theo nhiều đợt, 28 00:02:29,020 --> 00:02:34,200 cho thấy ba hành tinh đã đi ngang qua ngôi sao và Trái Đất -- 29 00:02:34,200 --> 00:02:37,300 sự kiện này được biết đến với tên gọi là "quá cảnh". 30 00:02:38,060 --> 00:02:44,960 Ngôi sao chủ TRAPPIST-1 mát hơn, đỏ hơn Mặt Trời và lớn hơn Sao Mộc. 31 00:02:45,000 --> 00:02:50,358 Loại sao này rất phổ biến trong thiên hà Milky Way và có tuổi đời rất lâu. 32 00:02:50,390 --> 00:02:56,604 Đây là lần đầu tiên phát hiện hành tinh quay quanh một trong số chúng. 33 00:02:59,200 --> 00:03:04,962 "Quá cảnh" mang đến nhiều thông tin đáng kinh ngạc về hành tinh. 34 00:03:06,100 --> 00:03:11,719 Ba hành tinh trên có kích thước rất giống với Trái Đất 35 00:03:11,719 --> 00:03:15,620 và có quỹ đạo rất gần ngôi sao lùn mờ. 36 00:03:16,060 --> 00:03:23,500 Nhưng điều đáng lưu ý là cả ba hành tinh tồn tại vùng có thể ở được trên bề mặt của chúng. 37 00:03:24,300 --> 00:03:28,560 Nghiên cứu trên đã phát hiện hành tinh giống Trái Đất đầu tiên, 38 00:03:28,560 --> 00:03:33,060 thích hơp cho việc phát hiện các hoạt động sinh học. 39 00:03:36,000 --> 00:03:39,700 Bước tiếp theo là thực hiện quan sát chi tiết hơn, 40 00:03:39,800 --> 00:03:46,089 bằng cách sử dụng thế hệ kính thiên văn tiếp theo; như Kính thiên văn Cực Lớn của châu Âu của ESO 41 00:03:46,150 --> 00:03:51,700 và Kính thiên văn Không Gian James Webb. 42 00:03:51,750 --> 00:03:56,329 Điều này sẽ cho phép các nhà thiên văn học nghiên cứu bầu khí quyển của hành tinh, 43 00:03:56,330 --> 00:04:03,500 và tìm kiếm các phân tử liên quan đến hoạt động sinh học, như ô-zôn, mê-tan và nước. 44 00:04:05,200 --> 00:04:12,637 Sao lùn siêu mát rất phổ biến -- có đến 15% loại sao này gần Mặt Trời. 45 00:04:13,700 --> 00:04:18,396 Do đó, phát hiện này mở ra một hướng mới trong việc săn lùng ngoại hành tinh, 46 00:04:18,740 --> 00:04:21,800 đưa chúng ta đến với một bước gần hơn 47 00:04:21,800 --> 00:04:29,400 với mục tiêu tìm kiếm bằng chứng về sự sống trong nhiều thế giới xa xôi. 48 00:04:48,635 --> 00:04:51,000 Transcription by ESO; translation by — Thanh Sang Mai.