1 00:00:04,366 --> 00:00:06,688 Đây là chương trình ESOcast 2 00:00:06,840 --> 00:00:14,600 với lnền khoa học tiên tiến và những chuyện hậu trường tại ESO, Đài Thiên văn phía Nam của châu Âu. 3 00:00:22,040 --> 00:00:26,080 Tập 75: Top 10 Khám phá Thiên văn của ESO. 4 00:00:30,020 --> 00:00:33,980 ESO điều hành 3 đài quan sát thiên văn tiên tiến nhất thế giới tọa lạc tại Chile. 5 00:00:35,600 --> 00:00:39,180 Các nhà thiên văn sử dụng những chiếc kính thiên văn này để nghiên cứu nhiều thiên thể gần với chúng ta, 6 00:00:39,180 --> 00:00:40,960 trong Hệ Mặt Trời 7 00:00:40,960 --> 00:00:45,500 và cả nhiều thiên thể xa nhất trong Vũ Trụ. 8 00:00:45,940 --> 00:00:50,740 Quan sát với kính thiên văn của ESO đã đem đến những đột phá trong thiên văn học, 9 00:00:50,740 --> 00:00:56,740 và, có vai trò chủ đạo cho nhiều phát hiện đáng chú ý trong nhiều năm. 10 00:00:58,400 --> 00:01:03,760 Đây là danh sách top 10 khám phá thiên văn của ESO cho đến nay. 11 00:01:05,700 --> 00:01:11,220 Tìm thấy bằng chứng rõ nhất về những ngôi sao thế hệ đầu trong Vũ Trụ 12 00:01:14,620 --> 00:01:18,320 Các nhà thiên văn sử dụng Kính Thiên văn Rất Lớn của ESO 13 00:01:18,320 --> 00:01:23,560 phát hiện một trong các thiên hà sáng nhất được hình thành vào thời kì sơ khai của Vũ Trụ 14 00:01:23,800 --> 00:01:29,560 và tìm thấy bằng chứng về những ngôi sao thế hệ đầu tiên trong thiên hà đó, 15 00:01:29,560 --> 00:01:33,300 những ngôi sao mà trước đây chỉ được dự đoán qua lý thuyết. 16 00:01:35,210 --> 00:01:41,085 Những thiên thể nặng, tỏa sáng này là "những người sáng tạo" nên các nguyên tố nặng đầu tiên trong lịch sử- 17 00:01:41,085 --> 00:01:46,500 các nguyên tố cần thiết để đúc nên những ngôi sao mà ngày nay chúng ta thấy, 18 00:01:46,540 --> 00:01:50,980 trong các hành tinh quay quanh chúng, và cả trong sự sống xung quanh chúng ta. 19 00:01:53,000 --> 00:01:58,000 Chớp Gamma - mối liên hệ với vụ nổ Supernova và sát nhập sao neutron 20 00:02:00,300 --> 00:02:05,480 Kính thiên văn của ESO cho thấy bằng chứng chắc chắn về những vụ bùng tia Gamma dài 21 00:02:05,720 --> 00:02:12,260 có liên quan đến vụ nổ cực mạnh từ cái chết của nhiều ngôi sao có khối lượng lớn. 22 00:02:13,521 --> 00:02:21,044 Lần đầu tiên kính thiên văn từ đài quan sát La Silla cũng quan sát thấy ánh sáng từ một chớp gamma ngắn, 23 00:02:21,044 --> 00:02:29,182 cho thấy chúng có nguồn gốc từ những vụ sát nhập sao Neutron. 24 00:02:30,060 --> 00:02:35,060 Hệ Mặt Trời chứa nhiều hành tinh nhất 25 00:02:37,300 --> 00:02:40,900 Các nhà thiên văn sự dụng thiết bị HARPS của ESO vào năm 2010 26 00:02:40,900 --> 00:02:45,100 phát hiện một hệ Mặt Trời có đến ít nhất 5 hành tinh 27 00:02:45,160 --> 00:02:49,780 quay quanh ngôi sao tương tự như Mặt Trời có tên HD 10180 28 00:02:51,589 --> 00:02:55,443 Cũng có bằng chứng cho rằng có thể có thêm 2 hành tinh nữa, 29 00:02:55,443 --> 00:03:02,680 nếu 1 trong chúng được xác nhận, thì đó là hành tinh có khối lượng nhẹ nhất từng được tìm thấy. 30 00:03:04,160 --> 00:03:07,180 Những quan sát mới đây và việc phân tích lại những dữ liệu 31 00:03:07,180 --> 00:03:11,200 cho thấy có thể có khá nhiều hành tinh quay quanh ngôi sao này. 32 00:03:13,640 --> 00:03:18,000 Độc lập đo đạc nhiệt độ của Vũ Trụ 33 00:03:19,140 --> 00:03:21,760 Kính thiên văn Rất Lớn của ESO được sử dụng 34 00:03:21,760 --> 00:03:26,200 và phát hiện các phân tử cacbon-monoxit trong một thiên hà ở xa 35 00:03:26,200 --> 00:03:29,400 cách chúng ta đến 11 tỷ năm, 36 00:03:29,400 --> 00:03:34,780 một nhiệm vụ được nghiên cứu trong suốt 25 năm. 37 00:03:35,400 --> 00:03:37,480 Cho phép các nhà thiên văn học có được 38 00:03:37,480 --> 00:03:43,020 kết quả đo đạc chính xác nhất về nhiệt độ Vũ Trụ ở một khoảng cách cực xa. 39 00:03:43,020 --> 00:03:48,020 và tương ứng với nhiệt độ được dự đoán bởi thuyết Big Bang. 40 00:03:50,000 --> 00:03:54,000 Đo đạc trực tiếp quang phổ của ngoại hành tinh và bầu khí quyển của chúng 41 00:03:55,720 --> 00:04:02,700 Lần đầu tiên bầu khí quyển của một ngoại hành tinh siêu Trái Đất được phân tích nhờ kính thiên văn VLT. 42 00:04:03,520 --> 00:04:07,120 Hành tinh GJ 1214b, 43 00:04:07,120 --> 00:04:10,980 đã được nghiên cứu khi nó đi ngang qua ngôi sao chủ 44 00:04:10,980 --> 00:04:15,040 và một phần ánh sáng sáng của ngôi sao đi vào bầu khí quyển của hành tinh. 45 00:04:16,540 --> 00:04:20,840 Bầu khí quyển được phân tích có thành phần chủ yếu là nước, dưới dạng hơi, 46 00:04:20,840 --> 00:04:24,980 hoặc bị chi phối bởi mây dày hoặc mây mù. 47 00:04:26,000 --> 00:04:30,000 Ngôi sao lớn tuổi nhất trong Thiên hà Milky Way (Dải Ngân Hà). 48 00:04:32,340 --> 00:04:39,680 Sử dụng kính VLT của ESO, các nhà thiên văn đo được tuổi ngôi sao già nhất trong Dải Ngân Hà 49 00:04:39,680 --> 00:04:48,800 13,2 tỷ năm tuổi, được sinh ra trong thời kì hình thành sao đầu tiên trong Vũ trụ. 50 00:04:49,560 --> 00:04:54,060 Uranium cũng được phát hiện trong ngôi sao, 51 00:04:54,060 --> 00:04:57,520 và ngôi sao này được coi như một thước đo độc lập để tính tuổi của thiên hà. 52 00:05:02,000 --> 00:05:05,000 Ảnh chụp đầu tiên của một ngoại hành tinh 53 00:05:06,520 --> 00:05:12,040 Kính VLT cũng chụp được bức ảnh đâu tiên về một hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời 54 00:05:12,587 --> 00:05:20,364 Hành tinh có khối lượng gấp 5 lần Sao Mộc, quay quanh một thiên thể dưới sao - một sao lùn nâu - 55 00:05:20,364 --> 00:05:26,484 với khoảng cách gấp 55 lần khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời. 56 00:05:26,484 --> 00:05:32,000 Ảnh của ALMA cho thấy nguồn gốc của hành tinh 57 00:05:35,500 --> 00:05:41,020 Vào năm 2014, ALMA, Tổ hợp kính thiên văn Lớn Quan sát Sóng Millimet/Hạ Millimet Atacama, 58 00:05:41,020 --> 00:05:45,360 cho thấy nhiều chi tiết đáng chú ý của một hệ Mặt Trời đang được hình thành. 59 00:05:50,160 --> 00:05:56,420 Ảnh chụp ngôi sao HL Tauri là bức ảnh sắc nét nhất từ trước đến nay ở bước sóng hạ milimet. 60 00:05:59,033 --> 00:06:06,021 Cho thấy bụi và khí bị hút lại tạo nên các hành tinh trong một đĩa khí. 61 00:06:08,000 --> 00:06:12,000 Vũ Trụ đang tăng tốc 62 00:06:13,580 --> 00:06:18,440 Một trong những khoảnh khắc tự hào nhất của ESO đến từ hai nhóm nghiên cứu độc lập, 63 00:06:18,440 --> 00:06:23,400 bao gồm cả nhân viên của ESO, với một phát hiện mang tính cách mạng: 64 00:06:23,420 --> 00:06:30,120 rằng vũ trụ không những đang giãn nở, mà còn đang tăng tốc 65 00:06:30,340 --> 00:06:35,300 Phát hiện của các nhóm độc lập được dựa trên nhiều quan sát từ những vụ nổ sao, 66 00:06:35,300 --> 00:06:36,880 hoặc được gọi là supernova, 67 00:06:36,880 --> 00:06:42,720 bao gồm các tính toán được thực hiện từ kính thiên văn của ESO tại Đài Thiên văn La Silla và Paranal. 68 00:06:43,560 --> 00:06:49,040 Và phát hiện này được trao giải Nobel Vật lý vào năm 2011. 69 00:06:53,000 --> 00:06:56,000 Những ngôi sao quay quanh lỗ đen trong Dải Ngân Hà 70 00:06:58,940 --> 00:07:00,271 Và cuối cùng… 71 00:07:00,280 --> 00:07:04,820 Một số kính thiên văn hàng đầu của ESO đã được sử dụng trong một nghiên cứu suốt 20 năm 72 00:07:04,820 --> 00:07:07,760 để có được kết quả chi tiết nhất từ trước tới nay 73 00:07:07,760 --> 00:07:11,240 về những thiên thể xung quanh một con quái vật tại trung tâm Dải Ngân Hà, 74 00:07:11,240 --> 00:07:14,120 một hố đen siêu khối lượng. 75 00:07:19,240 --> 00:07:22,060 Thiên văn học không ngừng tiến lên phía trước, 76 00:07:22,060 --> 00:07:26,440 top 10 phát hiện của ESO chưa hẳn là những khám phá tiêu biểu. 77 00:07:27,320 --> 00:07:32,258 Chỉ cần các nhà thiên văn học không ngừng tiếp tục sử dụng các đài quan sát của ESO để khám phá Vũ Trụ, 78 00:07:32,258 --> 00:07:36,762 thì sau này sẽ có được nhiều khám phá mới và nhiều điều sẽ được sáng tỏ. 79 00:07:37,160 --> 00:07:39,880 Trong tương lai, có lẽ sẽ có nhiều khám phá mới 80 00:07:39,880 --> 00:07:43,900 và những phát hiện ấy cũng sẽ được cho vào danh sách này. 81 00:07:52,600 --> 00:07:57,720 Transcription by ESO; translation by — Thanh Sang Mai